Menu Close
Close

Top 10 loại vải may đồng phục được ưa chuộng

Vải may đồng phục cao cấp được nhiều khách hàng tìm kiếm, lựa chọn để may đồng phục cho công ty. Dưới đây là top 10 loại vải may đồng phục chất lượng nhất, các bạn có thể xem xét và lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm trong việc chọn không chỉ vải mà còn thiết kế cho áo đồng phục, bạn có thể nhắn tin cho Đồng Phục GLU, địa chỉ may đồng phục 10 năm dẫn đầu thị trường sẽ hỗ trợ bạn tận tình nhất.

Top 10 loại vải may đồng phục được ưa chuộng

Xin được nói rằng hiện nay có khá nhiều các bài viết được đăng tải trên mạng hướng dẫn cách phân loại các loại vải may áo thun và vải may áo đồng phục nhưng đa phần đều là các bài viết không chuyên sâu, không thực tế và có nhiều điểm yếu về chuyên môn vì không phải là người có kiến thức về ngành may mặc biên soạn. Do đó có thể gây khó khăn cho những bạn có nhu cầu tìm hiểu về mảng kiến thức này. Thông thường thì có rất nhiều các loại vải để may áo thun nhưng hôm nay Đồng Phục GLU chỉ xin đề cập đến một vài loại vải may áo thun thông dụng nhất và được khách hàng lựa chọn sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam trong những năm gần đây.

1. Vải Cotton 100% – Vải may áo thun đồng phục phổ biến nhất

Vải Cotton là loại vải tổng hợp từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên chính là sợi bông và các hóa chất. Đây là chất liệu vải phổ biến nhất trong ngành may mặc bởi đặc tính chống thấm hút, bền, thoáng khí, dễ giặt và nhanh khô. Cùng với những ưu điểm tuyệt vời như dễ nhuộm màu, chống mài mòn, chống xâm nhập từ các nấm mốc và vết bẩn hiệu quả. Vải Cotton được lựa chọn phổ biến nhất trong may ngành may mặc, chủ đạo là các sản phẩm như áo thun đồng phục, chăn ga, gối, rèm cửa…

Vai Cotton 100

Nguồn gốc: Được dệt từ bông vải, một loại cây lấy sợi thuộc bộ Gossypyeae được biết đến từ thời cổ đại.

Ưu điểm:

  • Khả năng thấm hút tốt, mang đến cảm giác mát mẻ, thông thoáng cho người mặc.
  • Đồ bền cao, giảm nhiệt tốt, co giãn ưu việt.

Nhược điểm:

  • Do có thành phần tự nhiên nên chi phí vải Cotton khá cao, không phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ, startup.
  • Chất vải tương đối nhanh khô phù hợp với nam giới, đối với nữ giới và trẻ em nên phan em sợi Spandex để sợi vải được mềm và ấm hơn.

Cách nhận biết: Sợi vải khi kéo đứt thấy dai, chỗ đứt không xù lông vò nhẹ thì để lại vết nhăn. Nếu đốt lửa lan nhanh, để lại mùi giấy cháy và tàn tro mủn nhanh. Khi tiếp xúc với nước, vải hút nước và loang rộng chỗ ướt rất nhanh.

Ứng dụng: Thích hợp may áo thun công sở, áo thun đồng phục cao cấp, quần áo mặc mùa hè, quần áo trẻ em, người bệnh, người già, đồ bảo hộ.

Bảo quản: Ủi ở nhiệt độ từ 180-200 độ C khi vải còn ẩm, giặt với xà phòng  kiềm, phơi nắng, cất gữi nơi thông thoáng.

2. Vải Polyester (Vải PE)

Vải PE là chất liệu vải được làm từ sợi Polyester, một loại sợi tổng hợp từ hai thành phần là Ethylene glycol và Terephthalic Acid. Vải Polyester có nhiều đặc tính vượt trội, bao gồm độ bền tuyệt đối, khả năng chống nhăn, co giãn tốt, nhẹ, dễ giặt và nhanh khô. Để tạo ra sợi PE, các nhà sản xuất cần trải qua nhiều công đoạn như khai thác nguyên liệu, xử lý, tổng hợp, kéo sợi, dệt và nhuộm vải.

hinh vai ca sau

Nguồn gốc: Nguyên liệu sản xuất ban đầu từ dầu mở, than đá, khí đốt trải qua quá trình trùng hợp tạo thành các sợi polyester hoàn chỉnh.

Ưu điểm:

  • Độ bền cao, khả năng chịu nhiệt ưu việt.
  • Không bị ảnh hưởng bởi nấm mốc, vi khuẩn.
  • Không bị co rút, nhăn khi sử dụng.

Nhược điểm:

  • Hạn chế về khả năng thấm hút.
  • Khả năng thoát hơi kém, chỉ phù hợp trong các môi trường làm việc công sở thoáng mát.
  • Dễ bị phai màu hoặc biến dạng nếu sử dụng nhiều chất tẩy rửa.

Cách nhận biết: Bề mặt vải bóng loáng, khi đốt vón cục bóp không vỡ, tạo mùi nhựa cháy.

Ứng dụng: Sản xuất đồng phục giá rẻ như áo thun quảng cáo, sự kiện, áo khoác ngoài, túi ngủ.

Bảo quản: Nhiệt độ là thích hợp từ 150-170 độ C, giặt với xà phòng thường và nước ấm dưới 40 độ C.

3. Vải sợi TC

Vải TC là một trong những chất liệu vải may đồng phục áo thun phổ biến với thành phần chính là sợi Cotton và sợi Polyester với tỉ lệ tương ứng là 35% và 65%.Vải TC có nhiều ứng dụng trong sản xuất quần áo đồng phục, áo khoác, quần bảo hộ,… Với ưu điểm và giá thành phù hợp, vải TC được xem là lựa chọn phổ biến trong sản xuất các sản phẩm may mặc hàng ngày.

vai tc

Ưu điểm:

  • Độ bền cao, độ bóng, khả năng chống nhăn và chống co rút.
  • Bề mặt vải mềm mại, độ thấm hút mồ hôi tốt hơn so với các loại vải tổng hợp khác.
  • Áo giữa được form đẹp sau một thời gian sử dụng.
  • Vải không xù lông, chất lượng hình in, thêu có độ bền cao.
  • Giá thành thấp hơn so với vải 100% cotton.

Nhược điểm:

  • Khả năng thoáng khí, thấm hút  kém hơn so với cotton.
  • Khả năng chống nhăn kém hơn so với vải tổng hợp khác như polyester.

Ứng dụng: May đồng phục áo thun giá rẻ, áo thun công ty.

Bảo quản: Nhiệt độ là thích hợp từ 120-150 độ C, ngâm với xà phòng trước khi giặt, hạn chế phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

4. Vải sợi CVC

Vải CVC  – Chief Value Of Cotton là một loại vải được làm từ sợi cotton và polyester với tỷ lệ 65% cotton và 35% polyester. Tùy thuộc vào tỷ lệ cotton và polyester, vải CVC có thể có các tính chất khác nhau. Nó có khả năng bền, độ bóng, chống nhăn và chống co rút tốt, cũng như độ thấm hút mồ hôi và thoáng khí cao. Với những ưu điểm và giá thành phù hợp, vải CVC là một lựa chọn phổ biến và rộng rãi trong ngành may mặc đồng phục.

Vải Sợi CVC

Ưu điểm:

  • Bề mặt vải mềm mịn, độ bóng mượt cao mang đến tính thẩm mỹ cho bộ đồng phục.
  • Độ thấm hút mồ hôi tốn, co giãn tuyệt vời và không dễ bị nhăn.

Nhược điểm:

  • Dễ bị xù lông.
  • Vải dễ bai dão, co giãn và khó phục hồi.

Ứng dụng: May quần áo, đồng phục giá rẻ, áo thun công ty, áo thun sự kiện quảng cáo.

Bảo quản: Là ở nhiệt độ thích hợp từ 120-150 độ C, ngâm với xà phòng bình thường, hạn chế phơi trang phục trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

5. Vải Linen

Vải Line được dệt từ sợi lanh, một loại sợi tự nhiên từ cây lanh (Thụy Sĩ), do đó mà vải Linen còn được gọi là vải lanh. Linen được ưa chuộng trong làm chất liệu may đồng phục bởi các đặc tính độ bền cao, thoáng khí, thấm hút tốt, kháng khuẩn và có khả năng thoát hơi, làm mát tốt. Đặc biệt, do được làm từ chất liệu thiên nhiên nên an toàn, phù hợp với mọi làn da nhạy cảm.

Vai Linen

Nguồn gốc: Các sợi nhỏ từ thân cây lanh sau khi được bóc tách sẽ dệt thành vải Linen.

Ưu điểm:

  • Vì là loại vải tự nhiên nên Linen có khả năng phân hủy tự nhiên và ít gây hại cho môi trường hơn so với các loại vải nhân tạo.
  • Vải linen may đồng phục có khả năng thấm hút, bay hơi nhanh, là sự lựa chọn ý tưởng cho những ngày hè nắng nóng.
  • Vải Linen có độ bền tương đối cao, có thể áp dụng nhiều phương pháp giặt sấy khác nhau.

Nhược điểm:

  • Không co giãn tốt như Cotton, cần pha thêm sợi Spandex khi may áo đồng phục.
  • Vải Linen thường bị nhăn và cần phải được là ủi định kỳ để giữ đồng phục trông gọn gàng.

Ứng dụng: Sản xuất trang phục như áo, quần, váy chống nắng.

Cách bảo quản: Chỉ cần phơi khô tự nhiên, khi sử dụng không cần ủi như nhiều chất liệu khác.

6. Vải Modal

Vải Modal là một loại vải tổng hợp được sản xuất từ sợi cellulose, chiết xuất từ gỗ sồi hoặc cây bạch đàn. Vải được sản xuất bằng cách xử lý sợi cellulose thông qua hóa chất, sau đó kéo thành sợi và dệt thành vải. Vải Modal có đặc tính hút ẩm, co giãn tốt, không bị nhăn và có độ bền màu cao. Nó cũng rất mềm mại và thoải mái để mặc làm đồng phục mặc hàng ngày, đặc biệt là may đồ lót và quần áo mùa hè.

Vai Modal

Nguồn gốc: Làm từ thân cây sồi, một loại cây công nghiệp ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

Ưu điểm:

  • Vải có thành phần từ tự nhiên nên dễ phân hủy, bảo vệ môi trường.
  • Bề mặt vải mềm mịn, khả năng lên màu tốt hơn cả Cotton và Polyester.
  • Vải may đồng phục có độ bền cao, hạn chế tình đạt đứt vải trong sản xuất.
  • Khả năng hút ẩm cao hơn 50% so với Cotton nên nhanh khô và thông thoáng.

Nhược điểm:

  • Xuất hiện tình trạng xù lông sau sử dụng một thời gian.
  • Chi phí vải Modal tương đối đắt, thậm chí đắt hơn vải Cotton 100%.

Ứng dụng: Sản xuất đồng phục, tất-vớ, đồ nội y, chăn ga gối đệm.

Bảo quản: Không giặt với nước có nhiệt độ cao từ 70 độ C trở lên, không sử dụng hóa chất khi giặt và giặt máy ở chế độ thấp.

7. Vải Rayon

Vải Rayon là một loại vải nhân tạo được sản xuất từ sợi cellulose chiết xuất từ cây sồi, bông hoa, tre hoặc rơm. Quá trình sản xuất vải Rayon thường bao gồm xử lý hóa học và cơ học để tạo ra sợi và sợi này được dệt lại thành vải. Vải Rayon rất được ưa chuộng để may đồng phục bởi các đặc tính tuyệt vời như độ mềm mại, độ bóng, độ dễ thấm hút, khả năng co giãn, độ bền và giá thành thấp hơn so với nhiều loại vải tự nhiên khác.

Vai Rayon

Nguồn gốc: Vải được dệt từ nhiều nguồn tự nhiên được tái chế dưới dạng bột gỗ hoặc sợi Cellulose.

Ưu điểm:

  • Bề mặt vải mềm mịn, cảm giác nhẹ nhàng như vải lụa.
  • Chất vải thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời.
  • Dễ dàng pha trộn với nhiều chất liệu khác.
  • Có giá thành hợp lý.

Nhược điểm:

  • Hạn chế về độ đàn hồi.
  • Độ bền kém, dễ nhăn nhúm, biến dạng sau khi giặt hoặc sử dụng.
  • Khả năng chịu nhiệt kém, hầu như không thể ủi là ở nhiệt độ cao.
  • Tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của con người, do sử dụng hóa chất độc hại và thải ra nước thải gây ô nhiễm.

Ứng dụng: Sản xuất đồng phục áo sơ mi công sở, đầm công sở, quần vải nam, …

Cách bảo quản: Giặt bằng nước thường, không sử dụng hóa chất tẩy rửa, phơi trên nền thẳng và hạn chế móc treo để trang phục bị kéo dãn.

8. Vải Lycra

Vải Lycra là một loại vải có khả năng co giãn và đàn hồi cao, được sản xuất bởi hãng DuPont. Nó cũng được biết đến với tên gọi Spandex hoặc Elastane. Vải Lycra bao gồm các sợi co giãn đặc biệt, chứa ít nhất 85% polyurethane, kết hợp với các sợi khác như cotton, polyester hoặc nylon. Điểm mạnh của vải Lycra là bền, khả năng co giãn, chống nhăn và đàn hồi cao, cho phép sản phẩm làm từ Lycra ôm sát cơ thể mà không bị giãn. Đây là lý do giải thích tại sao vải Lycra được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất quần áo đồng phục thể thao, đồ bơi, đồ lót…

Vai Lycra

Ưu điểm:

  • Chất vải mềm mỏng, nhẹ nhàng, co giãn tốt, thích hợp may áo thun nữ.
  • Có tính kháng nước, kháng tia UV và chống bài tiết mồ hôi.

Nhược điểm:

  • Vải Lycra có thể bị phai màu hoặc bị giãn nếu không được giặt và bảo quản đúng cách.
  • Khả năng hút ẩm kém, gây nóng bức, khó chịu cho người mặc.

Ứng dụng: Dùng để sản xuất trang phục tập gym, đồ nội y, đồ chèo thuyền, đấu vật, tất-vớ…

Bảo quản: Hạn chế phơi trực tiếp dưới nắng, không giặt máy ở chế độ mạnh.

9. Vải Bamboo

Vải Bamboo, một trong những chất liệu vải may đồng phục cao cấp hiện nay. Vải được làm từ sợi tre, được xem là một trong những loại vải thân thiện với môi trường và có tính năng chống khuẩn tự nhiên. Quá trình sản xuất vải này bao gồm việc nghiền tre thành bột, sau đó xử lý hóa học và tái chế để tạo ra sợi tre để dệt vải.

Vải Bamboo có nhiều đặc tính tuyệt vời như thoáng khí tốt, mềm mại, thấm hút ưu việt, chống khuẩn và kháng UV. Nó cũng có khả năng co giãn tốt hơn so với vải bông, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Với tính năng thân thiện với môi trường và đặc tính tích cực về sức khỏe, vải Bamboo đang được ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn cho các sản phẩm đồng phục của mình.

Vai Bamboo

Ưu điểm:

  • Bề mặt vải mềm mịn, hút ẩm tốt, đặc biệt là nhanh khô sau khi gặt.
  • Khả năng kháng khuẩn, chống tia UV, tia cực tím tốt.

Nhược điểm: Độ bền và độ dài sợi thấp hơn so với vải bông, và cần được giặt và bảo quản đúng cách để tránh bị co rút.

10. Vải Microfiber

Đứng cuối cùng trong danh sách top 19 chất vải áo thun là vải Microfiber, một loại vải được làm từ sợi nhỏ hơn cả sợi tóc, thường được làm từ các sợi tổng hợp như polyester, nylon hoặc polyamide. Tên gọi “Microfiber” xuất phát từ việc sợi vải này có đường kính nhỏ hơn 10 micromet, đồng thời có khả năng thấm hút và làm sạch tốt. Điểm đặc biệt của vải Microfiber có độ dày rất mỏng, chỉ bằng ⅕ sợi tóc của con người.

Vai Microfiber

  • Ưu điểm: Độ bền cao, bề mặt vải mềm mịn Bề mặt mềm mịn, độ bền cũng rất cao.
  • Nhược điểm: Khả năng hút ẩm kém, tạo cảm giác bức bối, khó chịu cho người mặc.

3 Nguyên tắc phân loại vải thun

1. Sự co giãn
2. Tỉ lệ phần trăm cotton và PE
3. Kiểu dệt vải

1. Sự co giãn

Đây là tiêu chí rất quan trọng quyết định đến mục đích lựa chọn loại vải sao cho phù hợp với tính chất công việc của người mặc. Vải thun hiện nay được chia ra 2 kiểu co giãn đó là vải thun 4 chiều và vải thun 2 chiều.

– Vải thun 4 chiều:

Đây là loại vải co giãn được theo cả 4 theo chiều. Thun 4 chiều khi bạn dùng lực kéo vải thun theo chiều ngang và chiều dọc thì vải đều co giãn được. Vải co giãn 4 chiều là loại vải có mức độ co giãn đàn hồi tốt nhất do đó sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho người mặc trong quá trình lao động và vui chơi. Đương nhiên thì vải thun 4 chiều sẽ có giá thành cao hơn vải co giãn 2 chiều khoảng 15.000-30.000đ/ kí vải.

Vải thun 4 chiều
Vải thun 4 chiều

–  Vải thun 2 chiều:

Loại vải này chỉ co giãn được theo chiều ngang hoặc chiều dọc, thường là chiều ngang hơn là chiều dọc. Mức độ đàn hồi và co giãn của loại vải thun 2 chiều đương nhiên là thấp hơn so với loại vải thun 4 chiều do đó nó không mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc bằng loại vải 4 chiều. Tất nhiên là giá thành của nó cũng thấp hơn loại vải thun 4 chiều khá nhiều như đã đề cập ở trên.

Vải thun 2 chiều
Vải thun 2 chiều

2. Tỉ lệ phần trăm sợi cotton và PE

Đây là tiêu chí rất quan trọng khi xét đến độ bền và mức độ thoáng mát chất vải. Vải thun hiện nay là loại vải được cấu thành từ 2 thành phần chính đó là sợi cotton (hay còn gọi là sợi bông thiên nhiên) và sợi PE (sợi vải tổng hợp polyester có nguồn gốc từ than đá và dầu mỏ). Vải càng có nhiều thành phần là cotton thì càng thấm hút mồ hôi tốt và sẽ mang lại cảm giác thoáng mát khi mặc. Vải có thành phần PE cao thì sẽ không thấm hút mồ hôi tốt do đó khi mặc sẽ không được mát như vải có thành phần cotton cao. Vải có thành phần cotton càng cao thì chất vải càng mềm, dễ bị nhăn, bề mặt vải không bóng láng. Vải có thành phần PE cao thì ngược lại. Nếu nhân viên công ty là người hoạt động ngoài trời hoặc thường làm những công việc vận động mạnh thì không nên lựa chọn vải có thành phần PE cao để may áo. Hiện nay tại thị trường Việt Nam, vải thun xét theo tỉ lệ phần trăm cotton và PE được chi làm 4 loại chính là:

– Vải thun 100% cotton:

Thành phần vải có 100% chất liệu là sợi bông tư nhiên.

+ Ưu điểm: Là loại vải mềm mịn, hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt rất tốt nên mang lại sự thoải mái, thoáng mát cho người mặc. Rất thích hợp để may đồng phục cho những nhân viên thường phải hoạt động mạnh hay làm việc ngoài trời.
+ Nhược điểm: Loại vải này có mức giá cao nhất so với các loại vải khác(sản phẩm có phần trăm cotton càng cao thì giá thành càng cao), là loại vải dễ bị nhăn, form vải không được cứng cáp, thường co rút nhiều trong lần giặt đầu, chất vải khô, độ bền kém hơn các loại vải có pha sợi nilon(PE) như vải cotton 65/35 hoặc cotton 35/65.

– Vải thun 65/35 (Vải Tixi):

Thành phần vải có 65% là sợi cotton và 35% là sợi PE.

+ Ưu điểm: Có độ hút ẩm khá tốt do có thành phần sợ cotton khá cao, form vải cứng cáp hơn, ít bị nhăn hơn, có độ bền cao hơn và giá thành thấp hơn so với vải thun 100% cotton. Đây là loại vải được khách hàng lựa chọn nhiều nhất khi đặt may áo thun tại xưởng may GLU.
+ Nhược điểm: Cảm giác thoáng mát kém hơn vải thun 100% cotton nhưng không đáng kể.

– Vải thun 35/65 (Vải CVC):

Thành phần vải có 35% là sợi cotton, 65% là sợi PE.

+ Ưu điểm: Vải có độ bền cao, hầu như không nhăn và giá thành khá thấp.
+ Nhược điểm: Do tỉ lệ cotton thấp và PE cao nên độ hút ẩm và độ thấm hút mồ hôi kém hơn so với 2 kiểu vải ở trên, vải mặc khá nóng nếu người mặc phải lao động mạnh hoặc làm việc ngoài trời.

– Vải thun PE:

Thành phần vải 100% là sợi PE.

+ Ưu điểm: Vải có form cứng cáp, không nhăn, đồ bền rất cao, giá thành thấp nhất trong 4 loại vải trên. Vì là loại vải có giá thành mềm nhất và có độ bền cao nên được khá nhiều khách hàng chọn lựa.
+ Nhược điểm: Không thấm hút mồ hôi nên mang lại cảm giác nóng ẩm, không thoải mái cho người mặc.

3. Kiểu dệt vải

Đây là một tiêu chí rất quan trọng để phân loại vải thun và cũng là yếu tố quyết định đến bề mặt bên ngoài của loại vải. Tùy theo kiểu dệt mà những sợi vải sẽ tạo nền những bề mặt vải khác nhau. Trong đó vải thun cơ bản nhất là kiểu dệt Single (vải thun trơn), dệt kiểu cá sấu và dệt kiểu cá mập. Ngoài ra còn có những kiểu dệt khác như : dệt kiểu da cá, dệt kiểu mè (vải thun mè). Dựa vào mắt thường khi xem xét kĩ ta hoàn toàn có thể phân biệt được 3 loại vải thun được dệt bởi 3 kiểu dệt khác nhau đó là vải thun trơn, vải thun may áo polo (vải cá sấu, vải cá mập) và vải thun lạnh.

Phân loại theo cách dệt vải
Phân loại theo cách dệt vải

– Vải thun trơn:

Được dệt bằng kiểu dệt Single, tạo ra 1 mặt trái và 1 mặt phải. Đây là loại vải thun rẻ tiền và phổ biến nhất trên thị trường, có thể may được nhiều kiểu áo thun khác nhau như áo thun cổ tròn, áo thun cổ tim, áo thun cổ trụ, áo thun raglan. Đây là loại vải nhẹ, có bề mặt láng mịn do nó là kiểu vải được dệt theo phương pháp mà các sợi vải sát nhau theo 1 chiều (kiểu dệt Single).

Vải thun trơn
Vải thun trơn

– Vải thun may áo polo:

Có 2 loại vải trong nhóm này đó là vải thun cá sấu và vải thun cá mập, cả 2 loại vải thuộc nhóm này đều chỉ thích hợp dùng để may áo thun cổ trụ hay còn gọi là áo thun cổ bẻ, áo thun polo. Người ta không dùng nó để may áo thun cổ tròn, cổ tim hoặc áo thun raglan.

+ Vải thun cá sấu: Loại vải này mắt lưới dệt to hơn vải thun trơn( lỗ lưới đan dệt to hơn) đan nhau như những xích và có độ nhám chứ không láng mịn như thun trơn. Xuất hiện đầu tiên tại Pháp năm 1933 , là loại vải được dùng để may các loại áo thun của hãng thời trang danh tiếng Lacoste có biểu tượng là hình con cá sấu nên được gọi thông dụng là vải thun cá sấu. Hiện nay đây là loại vải thông dụng nhất dùng để may áo đồng phục công ty tại Việt Nam.

Vải thun cá sấu
Vải thun cá sấu

+ Vải thun cá mập: Kiểu dệt kim giống như vải thun cá sấu nhưng có mắt lưới vải to hơn nên bề mặt vải không mịn bằng vải cá sấu, chất vải thô hơn, cứng hơn và nhám hơn, độ co giãn cũng kém hơn. Vải có giá thành thấp hơn vải thun cá sấu một chút.

Vải thun cá mập
Vải thun cá mập

– Vải thun lạnh:

Là loại vải có thành phần 100% là sợi PE. Bề mặt vải bóng láng, co dãn rất ít, không nhăn, không có lông vải (không bao giờ xù lông) . Vải mè cũng là 1 loại thun lạnh, có hạt giống như hạt mè trên mặt vải. Vải có giá thành thấp nhất nên thường được nhiều khách hàng chọn lựa.

Cuối cùng xin nói về 3 loại vải được sử dụng nhiều nhất để may áo thun đồng phục là: Vải cá sấu 65/35 căng kim 4 chiều –> Vải thun trơn 100 % cotton 4 chiều –> Vải thun mè.

Vải thun mè ca rô
Vải thun mè ca rô
Vải thun mè mắt lớn
Vải thun mè mắt lớn
Vải thun mè mắt nhí
Vải thun mè mắt nhí
Vải thun hạt mè
Vải thun hạt mè
Vải thun hạt mè
Vải thun hạt mè
Vải thun Xô len 4 chiều
Vải thun Xô len 4 chiều
Vải thun cá mập 65/35 4 chiều
Vải thun cá mập 65/35 4 chiều
Vải thun CD muối tiêu
Vải thun CD muối tiêu
Vải thun Visco
Vải thun Visco
Vải thun Sẹc Xây
Vải thun Sẹc Xây
Vải thun Poly 2 Da
Vải thun Poly 2 Da

 

Vải thun cá sấu 65/35 4 chiều
Vải thun cá sấu 65/35 4 chiều
Vải thun lạnh - Vải chuyên may quần áo bóng đá, áo thun thể thao
Vải thun lạnh – Vải chuyên may quần áo bóng đá, áo thun thể thao
Một số loại vải có thể bạn nên tìm hiểu thêm:

  • Vải thun trơn loại 1 (2 chiều / 4 chiều): 100% cotton, 65/35, 35/65
  • Vải thun trơn loại 2 (2 chiều / 4 chiều): 100% cotton, 65/35, 35/65
  • Vải cá sấu 2 chiều : 100% cotton, Tixi, CVC
  • Vải cá sấu 4 chiều : 100% cotton, Tixi, CVC
  • Vải cá sấu Poly (Dri Fit)
  • Vải cá sấu 65/35 Hàn Quốc
  • Vải cá sấu 65/35 căng kim
  • Vải cá sấu 65/35 cán ống
  • Vải cá sấu PE căng kim
  • Vải cá sấu PE cán ống
  • Vải cá sấu PE giả 65/35
  • Vải cá mập 2 chiều: 100% cotton, 65/35, 35/65
  • Vải cá mập 4 chiều: 100% cotton, 65/35, 35/65
  • Vải cá mập PE
  • Vải thun mè: Mè thường, mè ngọc, mè mắt lớn, mè mắt nhỏ, mè nhí, mè caro
  • Vải thun Interlock (thun 2 mặt, thun Sẹc xây)
  • Vải thun Visco (vải thun dẻo)
  • Vải thun lạnh (áo bóng đá)
  • Vải thun cát CD muối tiêu(CD tàn thuốc)
  • Vải thun Xô Len 4 chiều
  • Vải thun lưới
  • Vải thun khác: Vải thun Rayon, thun bóng cào, thun lính bò sữa, thun Poly 2 Da, thun cát may đầm, thun da cá, thun vảy cá, thun sọc Visco, thun sọc Tixi, thun su pha, thun nỉ, thun tăm.

Trên đây là top 10 chất liệu vải may đồng phục được sử dụng phổ biến và ưa chuộng nhất thị trường. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về chất liệu vải may đồng phục, đừng ngần ngại liên hệ đến Đồng Phục GLU được được nhân viên tư vấn nhanh chóng nhất.

Share This Post

Xem bài viết khác

Kiến Thức Đồng Phục

Cách Tẩy Trắng Áo Đồng Phục

Việc giữ cho áo đồng phục sao cho sạch sẽ và trắng sáng như ban đầu có thể khó hơn mong muốn của chúng ta,

Scroll to Top
[]
1 Step 1

Báo Giá May Đồng Phục 2021



Sản Phẩm
keyboard_arrow_leftPrevious
Nextkeyboard_arrow_right
FormCraft - WordPress form builder
0902.420.833
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon