[vc_row css=”.vc_custom_1524587851045{background-color: #ffffff !important;}”][vc_column][vc_column_text]
Bạn có biết những bộ quần áo cho công nhân được may bằng chất liệu nào và có bao nhiêu loại đồng phục dành cho công nhân hay không? Đây là 2 yếu tố quan trọng nhất bạn cần phải biết khi muốn may áo công nhân. Nếu chưa biết, các bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

I. Các loại chất liệu may đồng phục công nhân
Những mẫu áo công nhân thường được may từ chất liệu vải dày dặn nhưng vẫn đảm bảo được độ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt mà mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Tuy nhiên, mỗi tính chất công việc và môi trường làm việc lại đòi hỏi chất liệu may đồng phục công nhân khác nhau. Dưới đây là một số chất liệu vải thường được dùng để may quần áo bảo hộ cho công nhân hay kĩ sư.
- Vải Cotton
Đây là loại vải được được dệt từ sợi bông kết hợp với số ít chất hóa học. Tỉ lệ sợi bông khác nhau sẽ tạo ra loại vải có chất lượng khác nhau. Và nếu tỉ lệ bông càng nhiều thì vải càng bền và càng có chất lượng tốt Loại vải này có độ mềm mịn, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là dễ bị nhăn, nhất là những vùng thường xuyên bị ma sát như cùi chỏ, mông. Vải này thường được may cho những người công nhân làm việc trong môi trường ổn định, ít tiếp xúc với nắng,mưa, khói bụi, công việc nhẹ nhàng không vất vả tay chân như công nhân may, công nhân linh kiện điện tử….
- Vải Kaki Thành Công
Vải kaki Thành Công rất phổ biến tại Miền Nam nhất là tại TPHCM, là loại vải có độ dày, chắc chắn nhưng hơi cứng. Loại vải này thích hợp để may đồng phục công nhân cho người lao động làm việc ở công trường, nhà máy. Ưu điểm của vải kaki là ít nhăn, dễ giặt là, có độ bền màu cao và mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc.
- Vải kaki Nam Định
Vải kaki Nam Định là loại phải phổ biến ở Miền Bắc. Thông thường có 2 loại là vải gia công và vải nhà máy. Vải gia công thường ít được sử dụng để may áo đồng phục công nhân vì chúng thấm hút mồ hôi kém, khiến người mặc cảm giác nóng và khó chịu. Vải kaki nhà máy được ưa chuộng nhiều hơn do chúng tạo được cảm giác thoải mái, mát mẻ cho người mặc, giúp công nhân làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời chúng không bị xù lông và không nhàu nên có thời gian sử dụng lâu dài.
- Vải kaki Pangrim
Đây là loại vải rất được ưa chuộng để may đồng phục bảo hộ cho kỹ sư, công nhân kỹ thuật, chuyên viên cao cấp. Chúng có độ dày vừa phải, độ thấm hút mồ hôi tốt nên mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc. Chất vải có độ bền cao, có thể giặt máy lẫn giặt tay mà không sợ quần áo bị hỏng.
- Vải Si Korea
Vải Ki Korea có thành phần chính là Si và PE. Loại vải này có độ thoáng mát, dễ chịu và độ bền cao. Giá thành cũng không đắt nên được lựa chọn để may đồng phục cho công nhân ngành xây dựng, cơ khí…
- Vải Kate
Loại vải này thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt vải mịn, dễ giặt là. Có nhiều loại vải kate khác nhau nhưng phổ biến nhất là vải Kate Triều Tiên với đặc tính là dày, cứng và vải Kate Indo có đặc tính là dày nhưng mềm.
- Vải KaKi 65/35
Loại vải này cũng tương đối phổ biến tại TPHCM, chuyên dùng may đồng phục công nhân. Chất lượng và giá thành tương đối thấp hơn so với vải kaki Thành Công. Thông thường đây cũng là loại vải được sử dụng nhiều khi may quần áo công nhân vì giá cả hợp lý và chất lượng tương đối tốt.
- Vải Kaki Si
Loại vải có giá thành rẻ nên rất thường được sử dụng để may các loại áo công nhân bình dân với yêu cầu giá rẻ. Chất lượng vải kém hơn so với vải kaki 65/35 nhưng vẫn có độ bền tương đối chấp nhận được. Đây là một lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp có ngân sách may áo công nhân không được dư giả.
II. Các loại đồng phục công nhân
Quần áo đồng phục đóng vai trò rất quan trọng đối với những người công nhân làm việc trong các xưởng sản xuất, các công trình ngoài trời. Chúng sẽ giúp bảo vệ công nhân khỏi các tác hại từ bên ngoài và môi trường làm việc. Quần áo công nhân cũng giúp mọi người nhận biết được họ làm việc trong ngành nghề nào và của công ty nào. Dưới đây là các loại đồng phục mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhất.

1. Đồng phục công nhân trong các xưởng sản xuất
Với những công nhân làm việc trong các xưởng sản xuất, thường xuyên tiếp xúc với máy móc như công nhân may, công nhân bánh kẹo…thì đồng phục của họ được thiết kế rất đơn giản. Đồng phục sẽ được may bằng loại vải nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt để người mặc cảm thấy thoải mái và linh hoạt trong công việc. Không loại trừ sử dụng các loại áo thun công nhân được may bằng các loại vải có hàm lượng cotton cao để tạo nên sự thoải mái nhất trong khi làm việc.

2. Đồng phục công nhân đặc biệt chống hóa chất
Với những người lao động làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất thì người lao động sẽ được trang bị các loại vải có chất lượng cao và có thể chịu được sự tác động của hóa chất . Loại đồng phục này phải ngăn hóa chất tiếp xúc với cơ thể người mặc và chúng cũng phải dễ dàng giặt giũ để loại bỏ các loại hóa chất bám trên quần áo trong quá trình làm việc.

3. Đồng phục lao động chịu nhiệt
Nếu công nhân của bạn làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao dù ở trong nhà lẫn ngoài trời thì bạn cần lựa chọn cho công nhân của mình bộ đồng phục có thể chịu nhiệt tốt. Thông thường, trang phục bảo hộ trong điều kiện môi trường nóng nực thường sẽ được làm bằng chất liệu bạc mỏng để làm tăng khả năng chịu nhiệt, tránh để nhiệt độ làm ảnh hưởng tới cơ thể người mặc và không khiến người mặc có cảm giác bị ngột ngạt, khó chịu.


Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại vải để may trang phục cho công nhân cũng như các loại đồng phục thường thấy nhất trên thị trường hiện nay. Hy vọng các bạn có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân mình. Mọi thông tin chi tiết các bạn liên hệ Công ty may mặc GLU để được tư vấn nhanh chóng nhất.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]