Tìm kiếm
Close this search box.

Nguyên tắc chọn vải may áo sơ mi đồng phục

[vc_row css=”.vc_custom_1495123469079{background-color: #ffffff !important;}”][vc_column][vc_column_text]

Như các bạn đã biết, đối với một chiếc áo dù là áo thun, áo khoác hay áo sơ mi thì chất liệu vải đóng một vai trò chủ chốt tạo nên chất lượng chiếc áo. Chất lượng ở đây bao gồm cả 3 yếu tố là độ bền, vẻ đẹp và sự thoải mái thoáng mát cho người mặc. Không nhiều chất liệu vải như đối với áo thun (40 chất liệu vải thun khác nhau) nhưng với gần 20 chất liệu vải khác nhau dùng để may áo sơ mi cũng có thể khiến bạn đau đầu và không biết lựa chọn vải như thế nào là phù hợp. Nói nhiều thì nhiều thật nhưng để đơn giản bạn chỉ cần nhớ đến 2 chất liệu chính đó là Vải KateVải Kaki.

Có thể bạn đã nghe nói về các loại vải may áo sơ mi khác như vải thô kẻ Nhật, vải Silk Mỹ, vải Xi, vải Burberry ca rô nổi tiếng nhưng hãy tạm gác qua một bên vì số lượng không đáng kể. Vải Kate là loại vải chuyên may sơ mi đồng phục công sở, sơ mi học sinh, sơ mi tài xế taxi, sơ mi cho lễ tân, tạp vụ. Vải Kaki chuyên may đồng phục bảo hộ, các loại sơ mi đồng phục công nhân, lính cứu hỏa, kỹ sư, công an, quân đội, áo đồng phục bảo vệ. Lưu ý là các loại áo đồng phục đầu bếp, áo blouse bác sĩ có thể được may bằng cả vải Kaki hay Kate đều được. Vậy làm sao để chọn được đúng loại vải may áo sơ mi đồng phục cho công ty. Mời bạn đọc những chia sẻ của Đồng Phục GLU để có thể nắm rõ và chọn đúng chất liệu vải nhé.

2 Loại vải may áo sơ mi đồng phục chính tại Việt Nam

I. Tổng quan về vải Kate

1. Vải Kate là gì?

Vải Kate là tên gọi của một loại vải dệt thoi ( dệt theo kiểu đan sợi ngang với sợi dọc), Vải được dệt từ sợi TC, là một loại sợi pha giữa cotton và Polyester. Cũng chính nhờ sự kết hợp này mà vải Kate sẽ sở hữu được những ưu điểm của vải Cotton lẫn vải Polyester. Chẳng hạn như tính năng bền, mịn trên vải Cotton cùng khả năng chống nhăn và giữ màu tốt của vải Polyester. Bên cạnh đó, vải Kate còn có những ưu điểm nổi bật khác như: hút ẩm tốt, giặt ủi tiện lợi và dễ dàng, chất liệu vải thoáng mái, mịn, khó phai màu sau một thời gian dài sử dụng.

Kate là một loại vải có bề mặt phẳng mịn nên là vua trong các loại vải may áo sơ mi. Áo sơ mi thì 80% là được may bằng cải Kate. Tùy theo kiểu dệt và hàm lượng cotton khác nhau mà ta có các loại vải Kate khác nhau. Vậy có những loại vải Kate nào, dưới đây là các loại vải Kate phổ biến ở Việt Nam.

2. Các loại vải Kate phổ biến ở Việt Nam

  • Vải Kate Mỹ (trơn hoặc sọc)
  • Vải Kate Ý (trơn hoặc sọc)
  • Vải Kate Ford (For, Pho, Oxford): Ford Sài Gòn, Ford Gia Định, Ford Đà Nẵng (Kate 87/13), Ford Thành Vinh, Ford Thành Công
  • Kate Silk (Kate Siu)
  • Kate Polin
  • Kate Thường
  • Kate Xi 65/35
  • Kate Indo
  • Kate Hàn
  • Kate Việt Thắng (Kate mật độ cao pha 65/35)
  • Kate Caro

3. Thế nào là một loại vải Kate chất lượng cao

Có quá nhiều loại vải Kate thì làm sao biết loại nào là loại vải có chất lượng cao, nhiều đặc tính tốt. Thông thường là có 5 tính chất mà bạn cần quan tâm đó là:

  • Độ mượt, mịn và độ sáng đẹp của bề mặt vải
  • Độ bền màu và sự chảy xệ sau nhiều lần giặt
  • Sự đổ lông
  • Tính hút ẩm và sự thoáng mát khi mặc
  • Tính bám bẩn và khả năng giặt sạch

Vậy vải Kate chất lượng tốt nhất là loại Kate có đầy đủ 5 ưu điểm và loại dở nhất là loại không có một ưu điểm nào cả. Vậy trong các loại vải Kate phổ biến ở Việt Nam thì loại nào là loại chất lượng cao nhất. Hãy xem sự phân loại theo chất lượng vải Kate ở dưới đây nhé.

4. Phân chia vải Kate theo chất lượng từ cao xuống thấp

– Kate Mỹ: Cùng với Kate Ý, Kate Mỹ là 1 trong 2 loại vải Kate ngoại nhập cao cấp tại thị trường Việt Nam (Nhập từ Ấn Độ hoặc Trung Quốc không phải là nhập từ Mỹ. Vì Kate Mỹ là vải kate được dệt theo kiểu của người Mỹ và Kate Ý là vải kate được dệt theo kiểu của người Ý chứ không phải là vải Kate từ Mỹ xuất qua Việt Nam, biên vải luôn có chữ USA để phân biệt). Kate Mỹ có vải kẻ, vải sọc rất phong phú về màu sắc. Vải này có cấu tạo gồm 65% là sợi cotton, 35% còn lại là các thành phần khác như sợi chống nhăn, sợi làm mát, sợi polyester. Vải Kate hàng nhập từ Ấn Độ có chất lượng tốt hơn, ổn định hơn so với từ Trung Quốc và giá tất nhiên cũng cao hơn.

Kate Mỹ được dệt với mình vải rất mịn, màu vải sáng
Kate Mỹ được dệt với mình vải rất mịn, màu vải sáng
Kate Mỹ được dệt với mình vải rất mịn, màu vải sáng
Kate Mỹ được dệt với mình vải rất mịn, màu vải sáng
Kate Mỹ được dệt với mình vải rất mịn, màu vải sáng
Kate Mỹ được dệt với mình vải rất mịn, màu vải sáng
Kate Mỹ được dệt với mình vải rất mịn, màu vải sáng
Kate Mỹ được dệt với mình vải rất mịn, màu vải sáng

Kate Mỹ được dệt trơn với mình vải rất mịn, độ dày tương đối và rất ít xù lông do thành phần có pha trộn giữa cotton và sợi tổng hợp. Mình vải kate Mỹ cũng ít nhăn hơn và là loại vải được ưa chuộng hàng đầu khi may áo sơ mi đồng phục. Một điểm khác biệt cơ bản của Kate Mỹ so với kate Ý là độ bóng, kate Mỹ có ánh bóng nhẹ của PE so với ánh màu tái cotton của kate Ý. Loại vải này rất được ưa thích để may đồng phục công sở cao cấp bởi các tông màu ánh lên sự sang trọng, mức độ đổ lông cực thấp và khả năng thấm mồ hôi cao. 

Ngoài ra Kate Mỹ có hàm lượng 35% PE giúp cho vải luôn phẳng và đứng form. Sau khi giặt áo thì vải luôn thẳng thóm, bạn chỉ cần ủi nhẹ qua là áo của bạn được thẳng rồi. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian. Điều thú vị là với áo sơ mi Kate Mỹ khi bạn vận động hay làm việc nhiều thì tại những vị trí như khuỷu tay, nách, vạt áo là nơi dễ bị nhăn nhúm không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa.

– Kate Ý: Đây là loại vải Kate cao cấp được sản xuất theo công nghệ đặc biệt, giúp cho mình vải tạo cảm giác chắc chắn nhưng không thô cứng, mặc vào rất mát, chất lượng rất tốt, mình vải có độ mềm mại nhưng không nhão. Kate Ý thường có thành phần chính là cotton, mình vải mỏng, mềm, ưu điểm là mặc mát (nhiều cotton hơn so với Kate Mỹ), nhược điểm là mình vải đổ lông nhẹ sau nhiều lần giặt, áo hay nhăn (do ít thành phần PE hơn) nên phải tốn nhiều thời gian ủi. Kate Ý dễ dàng nhận ra nhờ có biên vải thêu chữ ITALIA. Do vải có hàm lượng cotton cao hơn và ít PE hơn so với Kate Mỹ nên vải mặc mát hơn nhưng dễ nhăn hơn và màu vải cũng tái hơn không được sáng bóng lung linh như Kate Mỹ.

Hiện nay, Kate Ý là loại vải may áo sơ mi văn phòng cao cấp cho các ngân hàng, các công ty lớn. Nếu bạn ưu tiên về một loại sơ mi cực mát thì hãy chọn Kate Ý còn nếu bạn muốn một chiếc áo có mặt vải sáng, không xù lông và rất ít nhăn thì nên chọn Kate Mỹ (thành phần PE cao hơn).

Kate Ý
Kate Ý
Kate Ý
Kate Ý
Kate Ý
Kate Ý

Kate Ý cũng được nhập từ Ấn Độ, với kate Ý hàng từ Ấn độ bạn hoàn toàn yên tâm bởi Ấn Độ là nơi xứ sở về vải, là nơi có rất nhiều hãng vải danh tiếng. Nguồn vải từ Ấn Độ luôn có chất lượng tốt và được đánh giá cao hơn Trung Quốc.

Tóm lại: Trong các loại vải Kate thì Kate Ý là mát nhất và Kate Mỹ là đẹp nhất.

– Kate Ford: Loại Kate này cực kì phổ biến trên thị trường Việt Nam vì giá thành rất phải chăng. Là loại vải chuyên may sơ mi công sở, sơ mi văn phòng bình dân. Vải có mức độ thấm hút mồ hôi tốt nhưng có một số đánh giá là hơi dày, vẫn còn bị đổ lông nhiều ( Kate Mỹ, Ý hầu như không đổ lông).  Ưu điểm lớn nhất trên vải Kate Ford đó là tính hút ẩm cực tốt, mặc rất mát và dễ chịu. Vải Kate Ford khi sờ lên mình vải sẽ có cảm giác vải hơi sần, trên bề mặt có lớp lông, vải dầy, hơi thô. Loại vải này có đặc tính thấm hút mồ hôi rất tốt, phù hợp may áo sơ mi cho nhân viên văn phòng nhưng hay phải làm việc ở môi trường nóng nực. Đặc biệt là các nhân viên công sở hay phải đi ra ngoài nắng, ra mồ hôi nhiều như nhân viên làm việc ở cảng, nhân viên các công ty giám định, công ty vận tải, nhân viên giám sát, nhân viên giao nhận, chuyển phát.

Kate Ford cũng có nhiều loại, chia theo độ dày mỏng khác nhau. Loại dầy sẽ bền chắc hơn, tốt hơn, giá cao hơn. Đây là loại vải khá nhiều công ty ở Việt Nam sản xuất, nổi tiếng có Kate Ford Sài Gòn, Ford Gia Định, Ford Đà Nẵng (Kate 87/13), Ford Thành Vinh, Ford Thành Công.

– Kate Polin: Loại vải này cao cấp hơn Kate Silk, thường được sử dụng cho cả học sinh lẫn nhân viên văn phòng. Bởi đặc tính của Vải Kate Polin dày hơn và thấm mồ hôi tốt hơn Kate Silk. Thường dùng may đồng phục học sinh loại tốt.

– Kate Việt thắng: Là loại Kate có thành phần vải pha 65/35 giá cả phải chăng, thấm hút mồ hôi tốt, mình vải cũng khá dầy. Nhưng mình vải hơi cứng nên thường dùng để may đồng phục tài xế, giao nhận, đầu bếp, học sinh với số lượng lớn.

– Kate Silk: Là loại vải dùng chủ yếu để may sơ mi học sinh. Thành phần PE cao nên có độ bền màu rất cao, độ bền của vải cao, rất ít nhăn, giá cả tốt rất phù hợp cho sinh viên, học sinh, tạp vụ, công nhân, áo đoàn. Nhược điểm là thấm hút mồ hôi kém, mặc nóng hơn các loại Kate khác phía trên. May đồng phục cho học sinh thì chắc nhắn 90% sẽ chọn chất liệu này vì giá cả hợp lý đối với học sinh và chất lượng cũng chấp nhận được.

– Vải Kate Nam Triều Tiên: Độ bền màu thấp, độ bền của vải thấp, chủ yếu dùng may mặc đồng phục cho công nhân trong những khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp với số lượng lớn. Là loại vải có giá thành khá rẻ vì dễ bay màu sắc và độ bền của vải thấp.

II. Chọn vải Kate may áo sơ mi theo công việc và nghề nghiệp:

  • Vải may áo sơ mi công sở cao cấp: Kate Mỹ, Kate Ý
  • Vải may áo sơ mi công sở đẹp nhất: Kate Mỹ
  • Vải may áo sơ mi công sở mát nhất: Kate Ý
  • Vải may áo sơ mi văn phòng bình dân: Kate Ford, Kate Polin
  • Vải may áo sơ mi đồng phục học sinh loại tốt: Kate Polin
  • Vải may áo sơ mi đồng phục học sinh bình dân: Kate Silk
  • Vải may áo sơ mi đồng phục cho nhân viên làm việc ở môi trường nóng bức như cầu cảng, công ty vận tải, nhân viên giám sát, nhân viên giao nhận, chuyển phát, tài xế, đầu bếp: Kate Ford, Kate Việt Thắng
  • Vải may áo sơ mi đồng phục công nhân, áo đoàn viên, tạp vụ: Kate Silk, Kate Nam Triều Tiên

Các bạn xem bảng tóm tắt ngắn gọn dưới đây nhé:

Vai may ao somi 1Vai may ao somi 2III. Tổng quan về vải Kaki

1. Nguồn gốc

Từ những năm giữa thế kỷ 19, vải Kaki đã xuất hiện. Loại vải này đã có mặt lần đầu tại thị trường Ấn Độ. Người đầu tiên thiết kế ra bộ trang phục trên chất liệu vải Kaki đó là ông H.B. Lummsden. Thời gian đó, đa phần những người lính Anh tại Ấn Độ thường mặc các trang phục có đặc tính dày bởi chất liệu vải len. Ông Lummsden nhận thấy, với chất liệu vải như thế thì sẽ không phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Ấn. Do đó, ông đã sáng chế ra loại vải mang tên Kaki trên bộ quân phục đầu tiên của mình. Cũng lấy nguồn gốc từ vải len, nhưng đã được ông cải tiến về độ mỏng và nhẹ hơn rất nhiều lần so với trước. Điều này tạo cảm giác thoải mái cho các quân lính di chuyển trong lúc làm nhiệm vụ. Theo Wikipedia.

2. Công dụng của vải Kaki

Đây có lẽ là loại vải đa năng nhất trên thế giới, hầu như tất cả các loại trang phục như áo sơ mi công sở, sơ mi bảo hộ lao động, quần học sinh, quần công sở, quần lửng, quần đùi, váy, đầm, áo khoác đều có thể được may bằng vải Kaki. Các loại áo sơ mi cho công nhân, kỹ sư, bảo vệ, đầu bếp, thợ kỹ thuật, lính cứu hỏa, công an, quân đội đều được may bằng vải kaki.

3. Phân loại vải Kaki

Hiện nay có rất nhiều loại vải Kaki khác nhau nhưng người ta vẫn chủ yếu phân loại vải Kaki theo 2 cách chính:

Đầu tiên là Kaki thun và Kaki không thun 

  • Kaki thun: Là loại vải có chất liệu thun tương đối dày nhưng vẫn tạo nên sự thoải mái và thoáng mát cho người mặc. Vải Kaki thun rất thích hợp dành dùng để may các trang phục liên quan đến váy công sở dành cho nữ, quần dài cho nữ.
  • Kaki không thun: Là loại vải có độ cứng cao, ít nhăn và phù hợp với các trang phục dành cho nam. Đặc biệt, Kaki không thun dùng để may các mẫu quần tây nam, đề cao tính lịch sự, gọn gàng và lịch lãm. Đặc biệt là quần áo bảo hộ lao động thì chủ yếu là may bằng loại vải kaki không thun này.

Thứ 2 là Kaki Polyester và Kaki Cotton

  • Kaki Polyester: Là loại vải có nguồn gốc từ sợi tổng hợp. Bởi thành phần đặc trưng trong chất liệu vải này là Ethylene, một chất thường dễ thấy trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ. Một số đặc tính của Kaki Polyester, giúp người dùng dễ nhận biết đó là: khả năng hút ẩm cực thấp, có thể chống cháy và không co giãn khi giặt. Điều này cũng dễ hiểu vì quá trình tạo chất Ethylene trong Polyester được thực hiện theo phản ứng trùng hợp, gồm nhiều hợp chất hóa học không thể tách rời.
  • Kaki Cotton: Là loại vải được dệt từ sợi bông tự nhiên nên độ dày tương đối ít hơn khá nhiều so với Kaki thun. Các trang phục sử dụng loại Kaki Cotton thường tạo cảm giác mặc thoáng mát, dễ chịu, không quá gò bó vào cơ thể con người. Do đó, vải Kaki Cotton thích hợp dùng để may các loại váy hay quần nữ theo kiểu dáng ôm sát cơ thể, tôn lên vóc dáng vốn có của người phụ nữ Việt.

4. Điểm qua các loại vải Kaki may áo sơ mi bảo hộ phổ biến:

  • Kaki Thành Công: Là loại vải kaki chính được sử dụng trong miền Nam để may quần áo bảo hộ lao động. Với độ thấm hút hầu như tuyệt đối, độ cầm màu tốt, mình vải mềm mại. Giá cả phải chăng, được đánh giá là loại vải phù hợp cho sản xuất đồ bảo hộ lao động, đồ cho các công nhân nhà máy. Là loại vải được ưa sử dụng ở các công ty xây dựng, cơ khí vì tỉ lệ 83% Cotton – 17% PE.
  • Kaki Nam Định: Là loại vải kaki chính được sử dụng trong miền Bắc để may quần áo bảo hộ lao động. Có 2 loại vải loại vải gia công và loại vải do nhà máy sản xuất. Về loại vải gia công, người mặc sẽ cảm thấy hơi nóng và khó chịu, do đó Đồng Phục GLU thường nhập loại vải do nhà máy sản xuất để tư vấn cho khách hàng. Vải kaki Nam Định có đặc điểm không bị xổ lông, không nhàu, người mặc có cảm giác mát mẻ,thoải mái.
  • Kaki Păng Rim (Kaki Băng Zin, Kaki liên doanh): Chất liệu vải này mang lại cảm giác nhẹ, mát, thoải mái dễ chịu cho người mặc, có độ bền cao rất thích hợp cho những bộ đồng phục bảo hộ lao động, trang phục của nhân viên bảo vệ, nhà hàng, khách sạn. Đồng Phục GLU chuyên nhập vải nhà máy nên màu sắc vải ổn định qua các năm. chất liệu vải sẽ được ổn định về màu sắc, về chất liệu, đây là loại vải cotton, sợi bông ít, không xổ lông, khách hàng sử dụng có thể giặt máy thoải mái mà không sợ làm hỏng chất vải .
  • Kaki 65/35: Là loại vải với giá thành mềm. với tỉ lệ 65% Cotton – 35% PE. Độ thấm hút cũng khá tốt, bên cạnh đó giá thành không cao, đó cũng là những tiêu chí để các công ty doanh nghiệp may mặc đồ đồng phục cho công nhân lao động.
Vải kate thường với nhiều kiểu sọc khác nhau
Vải kate thường với nhiều kiểu sọc khác nhau
Vải kate thường tông màu xanh lam nhạt sọc trắng
Vải kate thường tông màu xanh lam nhạt sọc trắng
Vải kate thường sọc trắng với các tông màu thông dụng
Vải kate thường sọc trắng với các tông màu thông dụng
Vải Kate thường trắng với các sọc màu rộng (trái) và sọc màu mảnh (phải)
Vải Kate thường trắng với các sọc màu rộng (trái) và sọc màu mảnh (phải)
Vải Kate thường các màu với các sọc trắng
Vải Kate thường các màu với các sọc trắng
Vải Kate thường sọc nhỏ với các màu sắc được yêu thích
Vải Kate thường sọc nhỏ với các màu sắc được yêu thích
Vải Kate sọc lớn (trái) và sọc nhỏ (phải)
Vải Kate sọc lớn (trái) và sọc nhỏ (phải)
Vải Kate thường sọc với các tông màu được lựa chọn nhiều nhất tại GLU
Vải Kate thường sọc với các tông màu được lựa chọn nhiều nhất tại GLU
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Mỹ có độ bóng cao
Vải Kate Polin
Vải Kate Polin
Kate Mỹ trơn
Kate Mỹ trơn
Vải Kate Caro
Vải Kate Caro
Vải Kate Caro
Vải Kate Caro
Vải Kate Caro
Vải Kate Caro
Vải Kate Caro
Vải Kate Caro
Vải Kate Ý sọc
Vải Kate Ý sọc
Vải Kate Ý sọc
Vải Kate Ý sọc
Vải Kate Ý sọc
Vải Kate Ý sọc
Vải Kate Ý sọc
Vải Kate Ý sọc
Kate Ý sọc chéo
Kate Ý sọc chéo
Kate Ý sọc chéo
Kate Ý sọc chéo
Bảng vải kate ý tại GLU
Bảng vải kate ý tại GLU
Bảng vải kate ý tại GLU
Bảng vải kate ý tại GLU
Bảng vải kate ý tại GLU
Bảng vải kate ý tại GLU
Vải kate thường trơn
Vải kate thường trơn
Vải kate silk xanh
Vải kate silk xanh
Vải kate silk xanh nhạt
Vải kate silk xanh nhạt
Vải kate silk nhiều màu
Vải kate silk nhiều màu
Vải kate silk nhiều màu
Vải kate silk nhiều màu
Vải Kate Việt Thắng
Vải Kate Việt Thắng
Vải Kate Thành Công
Vải Kate Thành Công
Vải Kate Ford Thành Công
Vải Kate Ford Thành Công
Vải Kate Ford Sài Gòn
Vải Kate Ford Sài Gòn
Vải Kate Ford Gia Định
Vải Kate Ford Gia Định
Vải Kate Ford Đà Nẵng
Vải Kate Ford Đà Nẵng
Vải Kate 65/35
Vải Kate 65/35
Vải Kate caro
Vải Kate caro
Kate Ý trơn nhiều màu rất mượt
Kate Ý trơn nhiều màu rất mượt
Bảng vải Kate Ý trơn nhiều màu để khách hàng chọn lựa
Bảng vải Kate Ý trơn nhiều màu để khách hàng chọn lựa
Bảng màu vải Kaki thành công
Bảng màu vải Kaki thành công
Bảng màu vải Kaki thun thành công
Bảng màu vải Kaki thun thành công
Bảng màu vải Kaki Păng Rim liên doanh
Bảng màu vải Kaki Păng Rim liên doanh
Bảng màu vải Kaki Nam Định
Bảng màu vải Kaki Nam Định
Vải mẫu
Vải mẫu
Vải mẫu
Vải mẫu
Vải mẫu
Vải mẫu
Vải mẫu
Vải mẫu
Vải mẫu
Vải mẫu
Vải mẫu
Vải mẫu
Vải mẫu
Vải mẫu

Qúy khách gọi tới hotline: 0909419833 để mượn Cataloge vải hoặc đến trực tiếp công ty để xem vải nhé.

 [/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row css=”.vc_custom_1495464734329{background-color: #ffffff !important;}”][vc_column][vc_column_text css=”.vc_custom_1538030413201{background-color: #ffffff !important;}”] Bài liên quan:

[/vc_column_text][vc_separator color=”green”][vc_column_text]

5 PHÚT BÁO GIÁ MAY ÁO SƠ MI ĐỒNG PHỤC

[/vc_column_text][vc_separator color=”green”][vc_column_text][Form id=”11″][/vc_column_text][vc_separator color=”orange”][/vc_column][/vc_row]

Share This Post

Facebook
LinkedIn
Twitter
Email

Xem bài viết khác

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi
Chính sách chiết khấu lên đến 50% cho những đơn hàng lớn.

Click báo giá ngay! 

[fc id='4'][/fc]