Tìm kiếm
Close this search box.

Vải Jean Là Gì? Các Loại Vải Jeans Và Ứng Dụng Của Vải

Vải jean là một trong những chất liệu được ưa chuộng nhất trên toàn cầu. Nó không chỉ được dùng để may quần áo mà còn để tạo ra nhiều loại phụ kiện khác như túi xách và giày dép. Được làm từ sợi bông, vải jean có độ bền vượt trội, dễ giặt và mang lại cảm giác thoải mái khi mặc. Nhưng bạn có biết vải jean xuất hiện từ khi nào không? Và cách bảo quản chất liệu này như thế nào? Cùng khám phá ngay trong bài viết của May Đồng Phục GLU.

1. Vải jean là gì?

Vải jean, hay còn gọi là vải bò, là chất liệu được dệt từ sợi bông thô và cotton Duck. Chất liệu này được nhiều người ưa chuộng nhờ vẻ ngoài trẻ trung và năng động. Với kỹ thuật dệt độc đáo, sử dụng sợi xanh chàm kết hợp với sợi bông thô, vải jean mang sắc xanh đặc trưng. Tuy nhiên, nhờ vào phương pháp nhuộm đa dạng, chúng ta có thể thấy vải jean xuất hiện với nhiều màu sắc khác như hồng, trắng, đen, vàng, …

Vải jean
Vải jean được dệt từ sợi bông thô và cotton Duck với nhiều màu sắc khác nhau

2. Lịch sử ra đời của vải jean

Vải jean được phát minh vào đầu thế kỷ 19 bởi Levi Strauss – người đã tạo ra chiếc quần jean đầu tiên. Ban đầu, chất liệu này được sử dụng để may quần áo cho các thợ mỏ và người lao động. Nhưng sau đó đã nhanh chóng trở thành một biểu tượng của văn hóa và thời trang.

Trong thập niên 1950 và 1960, giới trẻ bắt đầu sử dụng vải jean như một cách để thể hiện sự trẻ trung và hiện đại. Lúc này, vải jean đã trở thành biểu tượng của phong cách sống năng động và không giới hạn và xuất hiện trong nhiều bộ phim cũng như các bài hát.

Ngày nay, vải jean vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống. Vải jean không chỉ là một sản phẩm thời trang, mà còn là biểu tượng của văn hóa và phong cách sống.

Vải jean
Vải jean, biểu tượng của thời trang, văn hóa và phong cách sống

3. Quy trình sản xuất vải jean

Quy trình sản xuất vải jean gồm 3 bước chính:

  • Bước 1: Thu hoạch và xử lý bông: Quả bông sau khi thu hoạch sẽ được mang về nhà máy để tiến hành tách rời các phần của nó. Sau đó, bông được làm sạch, gỡ rối và đưa vào máy kéo sợi để tạo ra sợi bông.
  • Bước 2: Nhuộm và xử lý sợi bông: Sợi bông sau khi dệt sẽ được chuyển sang khâu nhuộm. Sợi có thể được nhuộm màu xanh chàm hoặc để nguyên màu tự nhiên. Tiếp theo, sợi bông sẽ được phủ một lớp keo mỏng nhằm tăng cường độ bền cho sản phẩm.
  • Bước 3: Dệt vải jean: Những sợi vải sau khi đã xử lý xong sẽ được dệt trên những khung dệt lớn. Sau đó vải được chải suông để loại bỏ các sợi xơ lỏng và ngắn, tránh tình trạng bị co và xoắn lại. Cuối cùng, sợi vải sẽ được dệt thành những tấm vải jean lớn.
Vải jeans
“Thành quả” vải Jean từ những cây bông

4. Các loại vải jean được yêu thích nhất hiện nay

Dưới đây là những loại vải jean được nhiều khách hàng ưa thích, lựa chọn:

4.1. Vải Jean Cotton

Đây là loại vải được tạo nên từ sự kết hợp giữa vải jean và vải cotton. Vải jean cotton có độ co giãn khá kém, dễ bị nhăn và thường có form quần lớn.

Vải jeans
Vải Jean Cotton

4.2. Vải Skinny Jean

Vải skinny jean có khả năng co giãn tốt, với thiết kế ống quần nhỏ và ôm sát chân, giúp tôn lên vóc dáng người mặc. Chất liệu này thường được dùng để may các loại quần có form thẳng đứng, tạo vẻ ngoài gọn gàng và chỉn chu nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái khi di chuyển. Giá thành của vải skinny jean khá cao do những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại.

Vải Skinny Jean
Vải Skinny Jean

4.3. Vải Jean Cotton Pha Polyester

Loại vải này kết hợp giữa jean, cotton và polyester. Polyester giúp khắc phục tình trạng nhăn của vải jean cotton nhưng khi mặc có thể gây cảm giác thô và nóng. Vì vậy, giá thành của loại vải này không cao.

Vải Jean Cotton Pha Polyester
Vải Jean Cotton Pha Polyester

4.4. Vải Jean Tái Chế

Thành phần của loại vải này là những chất liệu vải tái chế, thường được pha thêm 35% hoặc 65% sợi tổng hợp. Do đó, khi mặc, người dùng có thể cảm thấy khá khó chịu, khô nóng và thô ráp. Vì lý do này, vải jean tái chế có giá thành thấp nhất trong số bốn loại vải.

Vải Jean Tái Chế
Vải Jean Tái Chế

5. Ưu và nhược điểm của vải jean

Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của vải jean mà bạn nên biết:

5.1. Ưu điểm của chất vải jean

Dưới đây là những ưu điểm mà bạn nên biết khi tìm hiểu về vải jean:

  • Độ bền cao: Khác với nhiều loại vải thông thường, vải jean không dễ bị rách hay bai. Các sản phẩm làm từ vải jean thường có tuổi thọ cao, và nếu được bảo quản đúng cách, chúng có thể sử dụng được trong nhiều năm.
  • Tạo sự thoải mái: Nhờ vào sự kết hợp của các sợi tổng hợp trong chất liệu, vải jean mang lại sự thoáng khí và mềm mại, giúp người mặc cảm thấy dễ chịu và thoải mái.
  • Phong cách, cá tính: Các sản phẩm như áo, quần, mũ, và giày làm từ vải jean luôn mang đến vẻ ngoài cá tính, năng động cho người mặc.
Vải jean
Vải Jean vừa bền vừa tiện lại rất “phong cách”

5.2. Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm, được nhiều người đánh giá cao nhưng vải jean vẫn còn một số nhược điểm như sau:

  • Độ co giãn kém: Đây là nhược điểm lớn nhất của hầu hết các loại vải jean. Do đó, quần áo từ vải jean không thích hợp cho các hoạt động yêu cầu sự linh hoạt hoặc vận động mạnh.
  • Dễ phai màu: Vải jean có xu hướng bị phai màu sau một thời gian sử dụng, điều này khá dễ nhận thấy.
  • Thời gian khô lâu: Do đặc tính dày dặn của vải jean, chúng thường mất nhiều thời gian hơn để khô so với các loại vải khác.
Vải jean
Vải có độ co giãn kém khiến người mặc cảm thấy khó chịu

6. Công dụng của vải jean trong cuộc sống

Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, vải jean vẫn được coi là “vedette” trong làng thời trang, mang đến nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế. Dưới đây là những ứng dụng phổ biến của chất liệu vải jean:

  • Quần áo: Vải jean được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc để tạo ra nhiều loại trang phục khác nhau như váy, áo sơ mi, áo vest, áo blouse, và nhiều hơn nữa.
  • Phụ kiện: Ngoài trang phục, vải jean còn được ứng dụng trong việc sản xuất các phụ kiện như giày, thắt lưng, nón kết, ví, và các loại túi xách.
  • Đồ gia dụng: Vải jean không chỉ là biểu tượng của thời trang mà còn có ứng dụng thực tế trong lĩnh vực đồ gia dụng và nội thất. Nó thường được dùng để bọc ghế, làm chăn, gối, màn, rèm và các vật dụng khác trong nhà.
  • Đồ bảo hộ lao động: Với đặc tính dày dặn và bền bỉ, vải jean cũng được nhiều cơ sở lựa chọn để may đồ bảo hộ lao động cho công nhân. Điều này nhằm đảm bảo an toàn và độ bền trong môi trường làm việc khắc nghiệt.
Vải jean
Tính “đa-zi-năng” của vải Jean

7. Nhận biết vải jean và vải denim

Vải jean và vải denim có sự khác biệt chính ở cách nhuộm và thành phần cấu tạo. Vải denim được dệt từ sợi đã được nhuộm trước đó, thường sử dụng một sợi màu trắng và một sợi màu xanh. Do đó, vải denim thường có một mặt màu xanh và mặt còn lại màu sáng hơn.

Ban đầu, vải denim được làm hoàn toàn từ 100% cotton, nhưng để đáp ứng nhu cầu về nhiều loại dáng quần khác nhau, các nhà sản xuất đã thêm các sợi khác vào để tăng tính co giãn cho vải. Ngược lại, vải jean chủ yếu được dệt từ các sợi trắng, sau đó tấm vải mới được nhuộm màu. Vì vậy, vải jean thường có hai mặt với màu sắc gần giống nhau.

Sự khác biệt giữa vải jean và vải denim
Sự khác biệt giữa vải jean và vải denim

8. Cách làm sạch và bảo quản đồ làm từ vải jean

Hầu hết mọi người đều sở hữu ít nhất một món đồ từ vải jean. Nhưng không phải ai cũng biết cách bảo quản và sử dụng chất liệu vải jean sao cho hiệu quả. Dưới đây là các hướng dẫn sử dụng hiệu quả, mời bạn tham khảo:

Cách bảo quản vải jean:

  • Sau khi giặt và phơi khô, bạn có thể sử dụng ngay các sản phẩm từ vải jean. Tuy nhiên, nếu muốn cất giữ, hãy gấp chúng gọn gàng và xếp trong tủ đồ. Đối với những loại vải jean khó gấp, bạn có thể dùng móc treo để giữ cho đồ luôn phẳng.
  • Đảm bảo rằng các sản phẩm từ vải jean đã thật khô trước khi cất giữ, vì nếu còn ẩm, chúng dễ bị mốc và có mùi hôi khó chịu.
  • Để quần áo có mùi thơm lâu, bạn có thể đặt túi thơm trong tủ đựng quần áo.

Cách giặt vải jean:

  • Nhiệt độ nước lý tưởng để ngâm vải jean là khoảng 30 độ C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến độ co giãn của vải.
  • Thay vì sử dụng bột giặt thông thường, bạn nên dùng các loại dầu giặt chuyên dụng cho vải jean. Nếu sản phẩm của bạn có màu xanh đậm, hãy chọn bột giặt dịu nhẹ để tránh bị phai màu.
  • Không nên kéo dài thời gian ngâm vải jean quá lâu, chỉ nên ngâm trong khoảng 30 đến 40 phút. Việc ngâm nước quá lâu có thể làm yếu cấu trúc của vải, vì vậy, để giữ cho vải jean bền lâu, hạn chế thời gian giặt là điều cần thiết.
Vải jean
Giữ gìn quần áo và đồ dùng làm từ vải jean một cách cẩn thận

9. Cơ sở cung cấp vải Jean uy tín

GLU là một địa chỉ tin cậy dành cho những ai đang tìm kiếm vải jean chất lượng cao. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, GLU tự hào mang đến những sản phẩm vải jean đa dạng về mẫu mã. GLU cung cấp từ những tông màu cổ điển đến những họa tiết trẻ trung, năng động.

  • Chất lượng vải cao cấp: Vải jean tại GLU được sản xuất từ những sợi cotton tự nhiên, đảm bảo độ bền màu, mềm mại và thoáng mát.
  • Đa dạng mẫu mã: GLU cung cấp nhiều loại vảivới màu sắc, họa tiết và độ dày khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
  • Giá cả cạnh tranh: GLU luôn cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý.

Để sở hữu bộ sưu tập vải jean chất lượng cao, hãy đến May Đồng phục GLU ngay. Đây chắc chắn là nơi bạn tìm thấy sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách và độ bền!

Vải jean
GLU - địa chỉ cung cấp vải jean uy tín, chất lượng

Tổng kết

Vải jean với sự kết hợp giữa độ bền và phong cách cá tính là lựa chọn yêu thích trong ngành thời trang. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu mua vải jean thì liên hệ ngày May Đồng phục GLU nhé. Đội ngũ nhân viên GLU sẽ nhanh chóng giải đáp ngay!

Share This Post

Facebook
LinkedIn
Twitter
Email

Xem bài viết khác

Đăng Ký Nhận Ưu Đãi
Chính sách chiết khấu lên đến 50% cho những đơn hàng lớn.

Click báo giá ngay! 

[fc id='4'][/fc]