Vải Kaki Chun là một trong những chất vải ứng dụng phổ biến trong ngành thời trang, may mặc như đồng phục vest, quần tây, trang phục công sở,… Chất vải Kaki sở hữu nhiều đặc tính vượt trội, được các tín đồ thời trang yêu thích. Để hiểu rõ hơn về chất liệu kaki, theo dõi bài viết này cùng Đồng Phục GLU.
Xem thêm: Top loại vải may áo vest đồng phục bền đẹp, chất lượng.
Chất liệu vải kaki chun được dệt từ sợi cotton đan chéo cùng với những sợi vải tổng hợp với thành phần cotton chiếm đến 95%. Chất vải kaki mang đến sự mềm mại, độ co giãn vượt trội được sử dụng để may áo thun, áo phông, đồng phục công sở, đồng phục vest, quần âu chất lượng.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải kaki chun
Vải kaki đã xuất hiện lần đầu trên thị trường thời trang và may mặc Ấn Độ vào những năm đầu thế kỷ 19. Chất vải này được xem là một dòng vải thay thế cho chất vải len để may trang phục quân lính Ấn Độ, thích hợp với điều kiện khí hậu nơi này. Chất vải này có cấu trúc chặt chẽ tạo độ mỏng thoáng mát, nhẹ hơn với vải len.
Một số loại vải Kaki thun phổ biến hiện nay
Hiện nay vải kaki chun được phát triển thành nhiều loại khác nhau, sở hữu những đặc tính riêng biệt, bao gồm:
Vải Kaki thun
Kaki thun được biết đến là dòng vải nguyên bản được dệt từ 95% cotton và 5% spandex với lớp vải dày nhưng trọng lượng không quá nặng. Từ đó tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cũng như dễ chịu cho người dùng. Chất vải kaki này được sử dụng để may trang phục bảo hộ, đồng phục vest quần âu, chân váy.
Vải kaki không thun
Vải kaki không thun có độ cứng khá cao, ít bị nhăn kể cả khi gấp gọn. Do đó, chất vải này được sử dụng cho trang phục của nam giới như đồng phục vest, quần âu,…
Vải Kaki cotton
Chất vải kaki cotton được dệt từ 100% thành phần cotton tự nhiên, tạo nên chất vải mỏng cũng như có độ co giãn cao. Với chất vải kaki chun này được sử dụng may các trang phục chân váy ôm, đầm để tôn lên đường nét, vóc dáng hoàn hảo của chị em phụ nữ.
Vải Kaki polyester
Vải kaki polyester được dệt từ 100% sợi vải nhân tạo, được sản xuất từ Etylen (C2H4). Chất vải này có khả năng không thấm nước, khi sờ bề mặt vải hơi thô cứng. Tuy nhiên chất vải này có độ bền cao và vẫn có thể giữ nguyên kết cấu của chất vải khi đã giặt hoặc sử dụng nhiều lần.
Ưu và nhược điểm của chất Kaki thun
Chất vải kaki chun không tự nhiên mà được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang, may mặc và được đông đảo người tiêu dùng yêu thích. Bởi vì chất vải kaki thun sở hữu những ưu, nhược điểm cụ thể như:
Ưu điểm
- Chất vải thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi cực khí tốt giúp người dùng cảm thấy thoải mái khi sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao.
- Chất vải có độ co giãn tốt dễ tạo nhiều form dáng trang phục.
- Chất vải có độ bền cao, ít nhăn, không xù lông hay bạc màu, đặc biệt cấu trúc vải ít bị biến đổi.
- Vải kaki dễ bắt màu và có độ bền màu cao, tạo nên sự đa dạng màu sắc, họa tiết.
- Chất kaki chun thân thiện với làn da, đặc biệt là làn da nhạy cảm, không gây kích ứng, mẩn ngứa
Nhược điểm
- Chất vải có độ cứng nhất định nên không phù hợp trong việc may váy dự tiệc, áo cưới cô dâu.
- Giá thành cao vì thành phần chất vải được sản xuất từ sợi vải tự nhiên là chủ yếu.
Ứng dụng của vải kaki thun
Vải kaki chun sở hữu nhiều đặc tính, ưu điểm vượt trội nên được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang, may mặc, trang trí nội thất
Trong lĩnh vực thời trang, may mặc
Chất vải kaki thun không chỉ được sử dụng để may áo thun, áo đồng phục, áo lớp, mà còn may trang phục bảo hộ, váy, đầm công sở hoặc đồng phục vest, quần âu cao cấp. Với chất vải này bạn có thể in logo, hình ảnh thương hiệu hay các họa tiết, hoa văn độc đáo.
Trong lĩnh vực nội thất
Chất vải kaki thường được sử dụng để may chăn ga, gối, nệm, rèm cửa,… bởi vì vải có độ bền cao, màu sắc bắt mắt.
Bảng màu vải kaki chun
Chất vải kaki thun có khả năng bắt màu cực kỳ tốt, tạo nên chất vải có màu sắc đa dạng, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Cùng khám phá bảng màu cơ bản của chất vải kaki dưới đây:
Quy trình sản xuất vải kaki dạng chun
Để sở hữu một tấm vải kaki chun chất lượng, nhà sản xuất đã phải trải qua rất nhiều công đoạn, quá trình tạo nên chất vải mang trong mình nhiều đặc tính vượt trội. Quy trình sản xuất vải kaki thông thường cần trải qua 4 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Thu hoạch bông
Khi thu hoạch bông, người thợ sẽ lựa chọn những xơ bông chất lượng, sau đó kết hợp thành những kiện bông. Tuy nhiên các kiện bông này phải đảm bảo đúng kích cỡ, màu sắc, không còn những tạp chất như cát, bụi hoặc đất,…
- Bước 2: Kéo sợi
Sau khi phân loại bông, người thợ sẽ tiến hành kéo sợi, lúc này xơ bông được đánh rối à xử lý tiêu trùng thành các tấm bằng phẳng và đều nhau.
- Bước 3: Dệt vải
Sử dụng những sợi bông đã được kéo trước đó đưa vào máy dệt tạo nên các đường vân chéo với 2 mặt không đồng nhất. Sau khi dệt, tấm vải sẽ đem đi nấu ở nhiệt độ cao để loại bỏ các tạp chất, làm trắng.
- Bước 4: Nhuộm màu
Sau khi tẩy trắng, các tấm vải kaki sẽ được đưa đi nhuộm màu, trong quá trình này nhà sản xuất sẽ có thể sử dụng thêm một số chất phụ gia để bề mặt vải được bám lâu hơn và bền màu hơn.
Cách phân biệt vải kaki thun và kaki không thun
Về cơ bản, vải kaki chun và kaki không thun có nhiều đặc tính riêng biệt mà người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy, bao gồm:
Vải kaki thun | Vải kaki không thun |
– Chất vải dày dặn nhưng trọng lượng không quá nặng. – Thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi, có độ co giãn nhẹ nhưng không quá ôm hay bó sát vào cơ thể | – Chất vải mỏng và thô cứng. – Khả năng chống nhăn cực tốt. |
Vậy vải kaki chun bao nhiêu 1 mét?
Giá vải kaki chun phụ thuộc vào thành phần của vải, chất lượng cũng như công nghệ nhuộm. Đối với các loại vải màu nhạt hoặc màu trắng thì mức giá dao động khoảng 30.000 – 40.000 VNĐ/ 1 mét. Đối với những loại vải có màu sắc bắt mắt hơn thì mức giá sẽ rơi vào khoảng 35.000 – 50.000 VNĐ/ 1 mét vải.
Cách bảo quản chất kaki thun
Để giữ cho trang phục bền đẹp, bạn có thể bảo quản theo những cách sau:
Khi giặt:
- Trước khi giặt vải kaki chun, nên lộn mặt trái ra ngoài để không làm ảnh hưởng đến bề mặt ngoài của vải.
- Nên giặt vải trong nước lạnh khoảng 30 độ C để giữ độ bền của chất vải.
- Tránh sử dụng chất hóa học, chất tẩy rửa mạnh để không phá vỡ cấu trúc của vải.
- Nếu trang phục bị bẩn, có thể sử dụng giấm và ngâm trong khoảng 1 giờ để làm sạch vết bẩn.
Khi phơi:
- Nên phơi trang phục dưới bóng râm, tránh để sản phẩm dưới ánh nắng trực tiếp để tránh vải bị phai màu.
Khi cất:
- Nên cất sản phẩm ở nơi thoáng mát, tránh côn trùng hoặc nơi ẩm thấp để vải không bị ẩm mốc.
May đồng phục vest, quần âu theo yêu cầu – Giá tốt tại Đồng Phục GLU
Đồng Phục GLU là đơn vị chuyên may đồng phục vest, quần âu, trang phục công sở, văn phòng theo yêu cầu. Tại GLU, chúng tôi không chỉ cung cấp đa dạng mẫu mã, kiểu dáng hot trend, dẫn đầu xu hướng hay phong cách cổ điển.
Với quy mô xưởng sản xuất diện tích lớn, đội ngũ nhân công có tay nghề cao cùng máy móc, trang thiết bị hiện đại, mang đến những sản phẩm cao cấp, chất lượng. Đội ngũ chuyên viên thiết kế có gu thẩm mỹ, giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng thiết kế đồng phục, trang phục công sở.
Tổng kết
Chất vải kaki chun sở hữu đặc tính mềm mại, thấm hút tốt cùng độ bền bỉ cao nên được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang. Công ty may đồng phục giá rẻ GLU hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được chất vải may đồng phục vest, quần âu đẹp, chất lượng.