Không còn nghi ngờ gì nữa khi nói rằng áo thun chính là một trong những kiểu trang phục phổ biến và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có hàng tỉ người đang sử dụng áo thun làm trang phục thường ngày khi đi chơi, đi học, đi làm, đi du lịch, nói chung là người ta có thể mặc áo thun ở khắp mọi nơi. Chiếc áo thun là một loại trang phục mới, nó không phải là kiểu trang phục truyền thống của bất kì đất nước nào mà là một kiểu áo được cách tân và phát triển trong vào hơn 100 năm trở lại đây. Ngày nay với nhiều ưu điểm như mang lại cảm giác thoáng mát khi mặc, thích hợp với nhiều vóc dáng khác nhau, dễ bảo quản, dễ giặt sạch, không cần phải ủi, giá thành thấp, có thể dễ dàng in hình ảnh theo ý muốn lên áo. Những chiếc áo thun với đủ màu sắc, thiết kế đã trở thành những người bạn thân thiết của mỗi chúng ta. Hôm nay chúng tôi xin được giới thiệu đôi nét về lịch sử ra đời và sự phát triển của áo thun để các bạn có thể tham khảo thêm.
Nội dung
ToggleHành trình ra đời và sự phát triển của áo thun trong hơn 100 năm qua
1. Nguồn gốc ra đời của áo thun
Áo thun hay còn gọi là áo phông là một loại trang phục rất phổ biến được mặc bởi cả nam lẫn nữ, tiếng anh của áo thun là T – shirt tức là loại áo có hình chữ T, đây là cách gọi theo hình dáng đặc trưng của áo thun. Áo thun thông dụng nhất là loại áo thun cổ điển với tay ngắn và cổ tròn, khác với áo sơ mi thường có cổ bẻ và tay dài. Thông thường áo thun là được may bằng các loại vải cotton khác với áo sơ mi thường được may bằng các loại vải dệt thoi như kaki hay kate. Hiện nay áo thun là một sản phẩm được sản xuất đại trà với những dây chuyền tự động hóa cao cho ra rất nhiều sản phẩm cùng lúc.
Ít ai biết được rằng áo thun là loại áo có nguồn gốc từ chiếc áo lót của nam giới châu Âu và thế kỉ 19. Thời đó những người đàn ông thường mặc một chiếc áo lót bên trong và một chiếc áo sơ mi bên ngoài. Áo thun thường chỉ được sử dụng rộng rãi bởi những người thợ mỏ hay bốc vác, những người mà thường xuyên phải lao động mạnh ở những môi trường nóng nực nên việc mặc áo thun khiến họ cảm thấy thoáng mát hơn.
Áo thun được xuất hiện và phổ biến ở Mỹ vào những năm 1898, khi mà cuộc chiến giữa Hoa Kì và Tây Ban Nha diễn ra. Áo thun được sử dụng rộng rãi đầu tiên ở Hải Quân Mỹ, nó được coi như một chiếc áo lót bên trong bộ đồng phục của hài quân. Theo thời gian nó dần được phổ biến đối với các thủy thủ và thủy quân lục chiến bởi họ thường phải hành quân đến các xứ nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, khi đó bộ đồng phục hải quân thường được các binh lính cởi ra, họ chỉ mặc chiếc áo lót bên trong, đó chính là chiếc áo thun ngày nay.
Cùng với sự tiện lợi mà áo thun mang lại cho người mặc, nó đã nhanh chóng phổ biến ra cộng đồng, người dân nhanh chóng sử dụng áo thun như trang phục thường ngày. Với nhiều ưu điểm như phù hợp với nhiều vóc người khác nhau, dễ dàng giặt sạch, giá thành thấp chiếc áo thun đã được sự yêu thích của mọi người, nhất nhất là của những nam thanh niên. Áo thun nhanh chóng trở thành một sản phẩm quan trọng trong nghành may mặc ở Mỹ và Châu Âu và được sản xuất với nhiều biến thể khác nhau như áo thun tay dài, áo thun cổ bẻ, áo thun cổ tim (cổ áo hình chữ V), áo thun cổ thuyền, áo thun tay raglan và rất nhiều kiểu áo thun khác nữa. Tuy có lịch sử ra đời từ rất sớm ở Mỹ nhưng áo thun mãi đến những năm 50 của thế kỉ XX khi mà chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc mới thực sự được phổ cập và lan truyền như một làn sóng thời trang mới của thế giới nhờ sự tác động của điện ảnh, mà Hollywood là tác nhân chính. Hai ngôi sao điện ảnh có công truyền bá phong cách thời trang này vào thời kỳ đó là Marlon Brando và James Dean qua các bộ phim hành động báo thù với tên gọi “A Streetcar Named Desire” và “Rebel Without A Cause”.
2. Các xu thế phát triển của áo thun
Áo thun được sử dụng ban đầu như chiếc áo lót nhưng dần phổ biến trở thành trang phục mặc ngoài được yêu thích, nó cũng trở thành phương tiện quảng cáo, truyền thông và thể hiện cá tính của bản thân với các họa tiết và hình vẽ cũng như những dòng chữ được in lớn trên áo, điều mà các trang phục như áo sơ mi không làm được.
Áo thun khi được trào lưu Hiphop cách tân thành những chiếc áo dài tới đầu gối và rộng thùng thình, nó thường là trang phục yêu thích của các Fan hiphop. Áo thun dài đôi khi cũng được phụ nữ mặc như một chiếc áo ngủ. Một xu hướng áo thun mới xuất hiện vào những năm 1990 đó là cắt ngắn những chiếc áo thun nữ sao cho có thể để lộ rốn, điều này thường được sử dụng với mục đích tăng độ gợi cảm và khoe vòng eo thon nhỏ của các cô gái có thân hình mảnh mai, kiểu áo này còn có tên gọi là ao thun croptop. Áo thun còn được cách tân thành nhiều biến thể như áo thun dài tay, áo thun có cổ áo giống như áo sơ mi hay còn gọi áo thun cổ trụ hay áo thun polo.
Một biến thể không thể không nhắc tới của áo thun đó là các loại áo thun được may bằng các loại vải thun có độ co giãn cao, khi mặc thường ôm sát lấy cơ thể, điểu này giúp khoe vẻ đẹp hình thể ở cả Nam lẫn Nữ. Những chiếc áo thun này thường được gọi là áo thun body. Ngoài ra còn có một trào lưu sử dụng áo thun làm phương tiện quảng cáo bởi lợi dụng tính chất có thể in được nhiều hình ảnh lên áo thun. Hiện nay áo thun quảng cáo được rất nhiều các công ty sử dụng để làm một phương thức quảng cáo phụ trợ giúp nâng cao thương hiệu và độ phổ biến của thương hiệu trong cộng đồng.
3. Việc trang trí họa tiết trên áo thun
Với lợi thế là loại áo mang phong cách hiện đại dễ dàng biến tấu và in các hình ảnh lên trên bề mặt, áo thun đã trở thành một loại trang phục có nhiều hình ảnh trang trí nhất. Người ta có thể in rất nhiều các chi tiết khác nhau lên áo thun như ảnh chân dung, hình vẽ, ảnh chụp, các con số, tên người, một câu khẩu hiệu, hình các đồ vật, hình động vật và rất nhiều các họa tiết khác nữa với rất nhiều các mục đích khác nhau từ quảng cáo cho tới làm quà lưu niệm hay đơn giản chỉ là muốn thể hiện sự mới lạ, cá tính của bản thân người mặc.
Áo thun có in hình xuất hiện rất sớm, vào năm 1939 bạn đã có thể thấy được những chiếc áo thun có in hình ảnh trang trí trong bộ phim phù thủy OZ. Trong những năm đầu của thập niên năm 50 đã có rất nhiều các công ty ở Miami, Florida, bắt đầu để trang trí áo thun với tên khu nghỉ dưỡng khác nhau với rất nhiều hình ảnh khác nhau. Vào thập niên 60 lại rộ lên trào lưu áo thun kiểu Ringer, đây là mẫu áo thun chính thức đi cùng với trào lưa nhạc Rock – n – Roller. Áo thun kiểu Ringer khá giống với áo cổ tròn nhưng có sự một sự khác biệt nhỏ. Thân áo thưởng chỉ có một màu, trong khi đó thì cổ áo và tay áo thường có những đường kẻ nhỏ với tông màu tương phản. Thập niên này cũng là thời điểm nở rộ của trào lưa in lên áo thun, đa phần là những chiếc áo thun cổ điển một màu được in các hình ảnh lên mặt trước hoặc sau. Áo thun đã thực sự trở thành phương tiện truyền tải của mỹ thuật hay trở thành một phương tiện quảng cáo thương mại, làm quà tặng lưu niệm hay thể hiện những thông điệp xã hội.
Vào thập niên 60 ở Mỹ áo thun được sử dụng khá rộng rãi trong các phong trào phản chiến, các cuộc biểu tình mang sắc thái chính trị, thể hiện phong trào sinh viên hay cổ động cho trào lưu nhạc Pop. Ngoài ra, một trong những biểu tượng phổ biến nhất được in trên áo thun trong các phong trào biểu tình trong bối cảnh những cuộc khủng hoảng chính trị liên tiếp những năm 1960 là khuôn mặt của nhà cách mạng Che Guevara, một chiến sĩ cách mạng cộng sản Nam Mỹ.
4. Cuộc cách mạng về kỹ thuật in trên áo thun
Phương thức in ấn áo thun phổ biến nhất trong sản xuất thương mại đó là kỹ thuật in lụa. Trong kỹ thuật in lụa, một thiết kế được chia thành nhiều màu sắc độc lập. In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.
Năm 1959, phát minh về plastisol cung cấp một loại mực bền hơn và khả năng co dãn hơn mực nước, và cho phép người ta có thể đa dạng hóa các thiết kế về in ấn cho áo thun. Rất ít công ty tiếp tục sử dụng loại mực nước để in. Phần lớn các công ty đều sử dụng plastisol do nó có khả năng in trên nhiều màu sắc khác nhau mà không cần phải điều chỉnh phức tạp.
Ngoài in lụa thì còn có nhiều phương thức trang trí hình ảnh hoặc logo lên áo thun như in chuyển nhiệt, thêu, dập nổi. Hiện nay các máy in laser có khả năng in trên giấy thường sử dụng một loại mực đặc biệt có chứa thuốc nhuộm có khả năng thăng hoa có thể in lên áo thun một cách rất nhanh chóng và tiện lợi.
5. Việc sử dụng áo thun đồng phục, áo thun quảng cáo trở nên phổ biến khắp thế giới
Từ những năm 1980, áo thun đã phát triển thành một hình thức để truyền tải thông điệp, thương hiệu. In logo lên áo thun trở thành một phương án tiếp thị thông dụng cho các nhãn hàng tiêu dùng lớn như Coca-Cola và chuột Mickey kể từ những năm 1970. Tuy nhiên, phải đến những năm 1990, áo thun quảng cáo mới thực sự trở nên phổ biến cho các công ty thuộc mọi lĩnh vực. Kể từ đó đến ngày nay, việc đặt may áo thun có in logo hoặc thông điệp của công ty đã nghiễm nhiên trở thành một phần của chiến dịch quảng cáo mà các công ty thực hiện.
Cũng từ cuối năm 1980 và đặc biệt là những năm 1990, áo thun với logo được thiết kế riêng được sử dụng rộng rãi làm áo đồng phục cho công ty và cho thanh thiếu niên hay những người trẻ tuổi. Các sản phẩm áo thun đồng phục cho phép người mặc thể hiện nét riêng biệt của mình trong một nhóm người hay tổ chức nào đó, thường là công ty hay trong trường học.
Qua bài viết này Đồng Phục GLU hy vọng các bạn có thể nắm rõ thêm về lịch sử phát triển của áo thun, một loại trang phục rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nếu các bạn có nhu cầu may áo thun đồng phục đẹp thì hãy liên hệ với Đồng Phục GLU để được tư vấn nhé. Chúc các bạn sức khỏe và thành công.
Xem thêm: Lịch sử áo thun đã trải qua quá trình phát triển như thế nào